Xin chào các
bạn!!
Dù bạn đang là sinh viên năm nhất hay năm
hai, dù bạn đang ngụp lặn với điểm số “không chấm mấy” hay bạn là con nhà người
ta với điểm số “tứ chấm”, dù bạn có là con hiệu trưởng hay bất kỳ sinh viên
bình thường nào khác của trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì chắc chắn một điều
là các bạn sẽ phải trải qua các môn học có tên bắt đầu bằng chữ “ĐỒ ÁN”.
Theo chương trình học chuẩn, sắp tới chúng
tôi, những sinh viên năm 2 chuyên ngành Cơ điện tử sẽ phải học ít nhất 3 Đồ án,
ĐA Thiết kế Cơ khí (kỳ 2 năm 3), ĐA Thiết kế Hệ thống CĐT (năm 4) và ĐA Tốt
nghiệp (năm 5).
Khi học môn này một điều bất khả kháng là
các bạn sẽ phải “theo thầy“ hoặc “được” phân về các bộ môn, mà nghe cái tên chẳng
biết làm về cái gì. Tức là việc chọn lựa thầy hướng dẫn Đồ án. Do mỗi giảng
viên chỉ được phép kèm theo 3,4 sinh viên, số lượng thầy thí ít mà số sinh viên
thì ngày càng nhiều. Vậy bạn sẽ chọn cách để “dòng đời xô đẩy”, tuân theo cái định
mệnh mà ông trời sắp đặt hay chọn cách vùng lên chiến đấu chọn lấy một thầy rồi
làm theo cái ngành nghề mà mình yêu thích ????
Nếu bạn chọn cách để dòng đời xô đẩy thì hãy
tắt và xóa bản word này vì nó không có gì tốt cho bạn, còn nếu bạn chọn con đường
còn lại thì hãy đọc, thực hiện theo nó và share bài này cho các bạn khác cùng
tư tưởng nhé !
...
BÍ KÍP THEO
THẦY
Xin phép không dài dòng văn tự mình sẽ đi
vào vấn đề chính. Làm thế nào để theo thầy trong khi là sinh viên năm nhất, năm
hai chẳng có kiến thức mô tê gì về chuyên ngành cả.
Sau đây là
các bước cơ bản để theo thầy:
Bước 1: Chọn thầy
Website Viện Cơ khí: http://sme.hust.edu.vn/ |
Muốn “theo thầy” thì đương nhiên là các bạn
phải có thầy nào đó để theo. Trong bước này hãy tìm hiểu xem mình thích cái gì
trong ngành mình học, bạn nên tìm hiểu thật kỹ qua quyển sách chương trình học,
qua thực tế, internet,.. .Sau khi xác định được mảng chuyên sâu thì điều nên
làm là “điều tra” xem thầy nào có chuyên môn, cũng như nhiều công trình nghiên
cứu tốt trong mảng ngành đó.
Vào website của viện mình, sau đó chọn danh
mục cán bộ của các bộ môn xem lý lịch từng giảng viên: các môn giảng dạy, hướng
nghiên cứu, công trình, kinh nghiệm,..
Các bạn hãy sử dụng các mối quan hệ của
mình liên hệ với 1 số anh chị khóa trên,
các thầy cô khác trong trường, những người mình quen biết để hỏi và xác định mục
tiêu của mình.
Bước 2: Liên hệ với thầy
Sau khi đã xác định được thầy phù hợp, các bạn
chủ động liên lạc với các thầy bằng email hoặc số điện thoại. Hỏi về công việc,
hướng nghiên cứu, xin vào lab của thầy hoặc làm nhóm nghiên cứu khoa học,..
Các bạn lưu
ý cách trình bày mail, hoặc cách trả lời qua điện thoại.
Nếu gọi điện trực tiếp, cần chú ý chọn khung
giờ hợp lý, tránh giờ nghỉ, giờ làm việc của thầy, nên vào khoảng 19-21h. Thứ hai, là
cách xưng hô phải lễ phép, câu từ nên ngắn gọn đủ ý, rành mạch, tỏ rõ thái độ
mong muốn được học tập và theo thầy.
Nếu chọn cách gửi mail, cách này bạn sẽ có
thời gian để sửa lỗi câu từ của mình hơn. Các giảng viên khá bận rộn, có thể họ
sẽ không nhớ cuộc gọi điện chỉ vài phút của bạn đâu. Tốt hơn hết bạn nên gửi email
trực tiếp. Trong mail, bạn cần phải trình bày ngắn gọn, đủ ý, đúng chính tả, ngữ
pháp và phải có tiêu đề. Chú ý cách dùng ngôn từ cho phù hợp.
Và, bạn cần
phải xin được một lịch hẹn gặp mặt thích hợp với thầy. Trao đổi và nói chuyện
trực tiếp bao giờ cũng là tốt nhất !
Bước 3: Gặp mặt trực tiếp
Lần gặp mặt đầu tiên bao giờ cũng là quan trọng.
Bạn nên chú ý tới cách ăn mặc, giọng nói, cử chỉ của bản thân.
Sinh viên trong phòng thí nghiệm |
Qua cuộc trò chuyện này, bạn sẽ định hình được
người thầy có thể sẽ gắn bó với mình tới khi bảo vệ tốt nghiệp. Nội dung và hướng
của cuộc trò chuyện sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng, cách ứng xử của bạn.
Câu lạc bộ Kỹ năng mềm 3D, là một môi trường
vô cùng thích hợp để bạn cải thiện những kỹ năng đó. Là nơi không chỉ rèn luyện
kỹ năng mềm, mà còn là nơi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong việc học tập, cuộc
sống. Sẽ là một lợi thế lớn nếu bạn tham gia cùng chúng tôi.
Chúc bạn
thành công trong “THEO THẦY” !!!