Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Câu chuyện về Nhà vua nói lắp King George VI

   Trước khi trở thành một vĩ nhân, bất cứ nhân vật lịch sử nào trước hết vẫn là một con người bình thường. Chỉ có vòng xoáy thời cuộc, chỉ có tình huống đẩy đưa mới tạo cơ hội cho họ trở thành những nhân vật đáng lưu lại trong sử sách.
   George VI (George VI, Albert Frederick Arthur George 1895-1952), là vua của Vương quốc Liên hiệp và các lãnh địa hải ngoại Anh. Là con trai của vua George V (George V), xếp thứ hai trong hàng kế vị. Ông đã lên làm vua một cách bất đắc dĩ khi vua anh là Edward VIII (Edward VIII) bất ngờ thoái vị vào để lấy người tình cuối năm 1936, và ở ngôi vua đến khi mất. Cùng với Thủ tướng Winston Churchill (Winston Churchill), George VI lãnh đạo nước Anh chống lại Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2 (1939-1945). Vua George VI là cha của đương kim Nữ hoàng Anh Elizabeth II (Elizabeth II).
   Bộ phim The King's Speech (Bài diễn văn của nhà vua) kể lại câu chuyện Anh Quốc vào những năm 1930. Vua cha già nua, sức khỏe ngày càng yếu kém, nhưng rủi thay dòng dõi Windsor lại không có người kế vị nào xứng đáng gọi là xứng đáng. Con trai trưởng, thái tử Edward, người mà đáng lẽ phải lên ngôi vua, chỉ nghĩ đến chuyện vui chơi tiệc tùng, thâu đêm trác táng. Còn người con trai thứ nhì, là hoàng tử Albert "Bertie", thuở nhỏ mắc tật nói cà lắp. Đến khi trưởng thành, được phong làm công tước xứ York, ông vẫn mắc chứng "nói không ra hơi, đọc không ra chữ".
    Khi vua cha băng hà vào đầu năm 1936, thái tử Edward lên ngôi trị vì, nhưng lại đột ngột thoái vị chưa đầy một năm sau đó. Lý do là vì nhà vua muốn thành hôn với một người đàn bà đã có 2 đời chồng và đã 2 lần ly dị, điều đó đi ngược với hiến pháp và nghi lễ triều đình. Ông nhường lại ngôi báu cho em trai là hoàng tử Albert. Trong tư thế của một người không được chuẩn bị, nhưng phải gánh lấy trọng trách cầm cương đất nước trong thời ký Đức Quốc xã của Hitler đang bành trướng châu Âu, hoàng tử Albert hoàn toàn choáng váng. Một người nói còn ấp a ấp úng, sợ nói chuyện trước công chúng, tại lễ bế mạc Triển lãm Hoàng gia Anh ở Wembley 1925, bài diễn văn của mình ông không nói được lời nào, trước hàng nghìn người), một con người như vậy làm thế nào để trở thành vua của một vương quốc rộng lớn ?
   Bộ phim đã tái hiện lại một cách rất chân thực  quá trình tập luyện gian khổ, và nhiều thách thức của hoàng tử Albert, cùng với sự giúp đỡ của "Bác sỹ" Lionel Logue - người mà về sau đã trở thành bạn thân nhà vua. Đoạn kết phim là cảnh Bertie đọc một bài diễn văn động viên nhân dân cả nước ngay sau khi chiến tranh bắt đầu. Âm nhạc lên đoạn cao trào, những khoảnh khắc im lặng, sự căng thẳng hiện rõ trên khuôn mặt những người ngồi nghe bài diễn văn, tất cả đều tạo nên một bầu không khí hồi hộp bao trùm cả cảnh phim và khán giả.
   Tại lễ trao giải Oscar thường niên lần thứ 83 (2010), bộ phim đã đạt được thành công vang dội với 4 chiến thắng dành cho phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, diễn viên chính xuất sắc nhất, kịch bản gốc xuất sắc nhất.

Link phimhttp://www.phimmoi.net/phim/nha-vua-noi-lap-2396/
  

   Không chỉ vậy, The King's Speech đã mang lại niềm hi vọng và phương pháp chữ bệnh hiệu quả cho những người mắc tật nói lắp.

   Đối với Mia Pivirotto - một sinh viên năm cuối đại học (21 tuổi) - đã vô cùng xúc động khi xem bộ phim này ở rạp, bộ phim đã truyền lại cho cô kinh nghiệm để khắc phục với căn bệnh nói lắp của mình. Pivirotto đã mất 1 năm nghiên cứu khoa thần kinh học tại trường ĐHTH Pittsburgh để làm sao cải thiện được tật nói lắp của mình. Cô đã thiết lập các trang video blog nhằm luyện khả năng nói và liên tục áp dụng các kỹ thuật mới. Sau khi xem phim The King's Speech, cô quyết định thử làm điều gì đó mà cô thấy trong phim. Pivirotto đã tập nói cùng với chiếc headphone và hy vọng cách này sẽ tiếp tục cải thiện được tật nói lắp.

   Theo LuAnn Yates, một giám sát viên tại Viện Nghiên cứu Hollins ở Roanoke (Mỹ), nói trong tiếng nhạc to tương tự với kỹ thuật được gọi là “tấm chắn tiếng ồn trắng. Nếu bạn đặt tay nghe vào tai 1 người rồi sau đó bật nhạc thật to và yêu cầu họ đọc hoặc nói, bạn sẽ thấy có một sự thay đổi đáng kể trong cách nói của họ”, Yates cho biết và khẳng định, không có một phép chữa trị thần diệu nào cho tật nói lắp, nhưng có nhiều cách để luyện các cơ miệng nhằm khắc phục  tật nói lắp. 

   Schuyler Slack, một nghệ sĩ cello 22 tuổi, đã cố gắng thử áp dụng 3 cách mà anh biết được qua bộ phim này: Đọc sách trong tiếng nhạc, rock nhẹ cùng âm nhạc và nói theo thật to sau mỗi từ nghe được. “Làm như vậy không chỉ giúp bạn khắc phục được tật nói lắp mà còn cảm thấy rất tự tin”, Slack bộc bạch.

   Nhưng đối với Jeff Kershaw (34 tuổi), phần hữu ích nhất trong phim The King's Speech không chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà theo anh cách xử lý tật nói lắp trong phim là vấn đề về sinh lý chứ không chỉ đơn thuần là vấn đề tâm lý. “Người chữa bệnh cho Vua trong phim đã dùng các phương pháp thở, luyện cơ, chứ không phải tâm lý. Cách chữa trị thực sự có ích đối với tôi là vấn đề sinh lý và có nhiều cách để tôi luyện, kiểm soát lời nói của mình”.

    Song theo Yates, đây là một trong những nhận thức sai lầm lớn nhất về căn bệnh này. “Có rất nhiều quan niệm sai về tật nói lắp. Đây phải là sự rối loạn về nhân cách và những người nói lắp có trí thông minh bình thường”.

   Ở Mỹ có khoảng 2 triệu người mắc tật nói lắp và từ trước mọi người vẫn có thể sống và chuyện trò với họ một cách bình thường. Song kể từ khi chiếu phim The King's Speech, Kershaw nhận thấy mọi người quan tâm tới chứng tật này hơn. “Giờ đây nhiều người hỏi tôi về nó và họ nói nhiều hơn tới tật này”.

   Đối với Slack, phim The King's Speech còn tác động tới anh về mặt cảm xúc. “Tôi luôn giận dữ, xấu hổ và lúng túng với cách ăn nói của mình, chỉ có ít thời gian là tôi cảm thấy tự tin, chẳng hạn như khi xem phim The King's Speech, Slack nói. (nguồn).

 Trần Đình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét