Trong thực tế khi nói chuyện với một người khác bạn muốn nói
chuyện với một người biết LẮNG NGHE hay là một người NÓI TỐT. Kết quả từ các khảo
sát trên mạng internet của các nhà khoa học cho rằng 80% mọi người thích nói với
người biết lắng nghe.
Bạn có nhận ra ngay từ bé chúng ra chỉ học nói mà chưa hề học
lắng nghe ? trong khi mọi người không luyện tập cho kĩ năng nghe thì bạn lại học
nó để lắng nghe tốt hơn, khi đã có “công cụ” lắng nghe thì bạn sẽ vượt hơn hẳn
so với những người khác. Vậy khi nói chuyện tại sao bạn phải lắng nghe???
Lắng nghe để:
- Thỏa mãn cái tôi của người nói, tôn trọng người nói.
- Để tiếp nhận thông tin từ người nói.
- Có cơ hội để suy nghĩ thêm về vấn đề người nói đưa ra và hiểu biết hơn về chủ đề đó.
- Giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
- v.v..
Nhưng nếu không lắng nghe bạn sẽ:
- Không nắm được thông tin, lãng phí thời gian của cả người nói và bản thân mình.
- Không lắng nghe dẫn đến hiểu sai vấn đề và đưa ra kết quả sai.
- Không có nhiều thông tin mới để có cơ hội nâng cao kiến thức bản thân.
- Và đặc biêt làm người nói bi hạn chế hứng khởi có thể dẫn đến nhiều mối quan hệ đi xuống.
- v.v..
Lắng nghe để:
- Thỏa mãn cái tôi của người nói, tôn trọng người nói.
- Để tiếp nhận thông tin từ người nói.
- Có cơ hội để suy nghĩ thêm về vấn đề người nói đưa ra và hiểu biết hơn về chủ đề đó.
- Giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.
- v.v..
Nhưng nếu không lắng nghe bạn sẽ:
- Không nắm được thông tin, lãng phí thời gian của cả người nói và bản thân mình.
- Không lắng nghe dẫn đến hiểu sai vấn đề và đưa ra kết quả sai.
- Không có nhiều thông tin mới để có cơ hội nâng cao kiến thức bản thân.
- Và đặc biêt làm người nói bi hạn chế hứng khởi có thể dẫn đến nhiều mối quan hệ đi xuống.
- v.v..
Bạn có biết rằng quyết định đầu tiên của tân Thủ tướng nước
Anh David Cameron đưa ra quyết định đầu tiên đó là cấm sử dụng điện thoại trong
khi họp nội các để mọi người tập trung vào các vấn đề đang phải đối mặt.
Điều đó cho thấy rõ hơn điều quan trọng của việc lắng nghe
như thế nào .
Điều đó càng thể hiện rõ hơn khi bạn có chuyện buồn (hoặc hạnh
phúc) và khi gặp bạn thân của mình, có lẽ điều bạn mong muốn nhận được là sự cảm
thông, chia sẻ, điều đó đôi khi không phải gì lớn là mà chỉ cần một câu nói: "Trông cậu hôm nay buồn thế, có chuyện j vậy kể cho mình nghe được không?" hay "Trông mày hôm nay
vui thế, kể nghe xem nào?"
Và rồi chỉ cần một cái im lặng để bạn thủ thỉ, tâm sự với người
đó niềm vui hay nỗi buồn của mình thế là đủ.
Vậy làm thế nào để lắng
nghe hiệu quả?
Xin trả lời đó là “nghe thấu cảm “
Xin trả lời đó là “nghe thấu cảm “
Cụ thể hơn nữa, cách nghe này được người trung quốc thể hiện rõ thông qua chữ "THÍNH". Trong tiếng Trung Hoa tượng hình, chữ "THÍNH" bao gồm 5 từ nhỏ ghép thành:
Nghe (thính) thì được nghe bởi 2 tai “NHĨ” nhưng phải thực sự muốn nghe có nghĩa là phải xuất phát từ cái “TÂM” của mình. Trong khi nghe để duy trì cuộc hội thoại tốt thì mắt hay “NHÃN“ là điều then chốt, hãy đặt vị trí của người nói vào vị trí của người vua “VƯƠNG“ tức thể hiện sự tôn trọng của mình đối với họ, và khi nghe chỉ nên tập trung, đặt cuộc đối thoại lên hàng đầu “NHẤT”.
Cụ thể hơn nữa người nghe cần:
Nghe chăm chú - hay nghe những thông điệp mà người nói muốn đưa ra, và nhớ chú ý đến những lời nói phi ngôn ngữ như: ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ.
Những hãy thể hiện thái độ cho người nói biết chúng ta vẫn
theo sát cuộc trò chuyện bằng những cử chỉ đơn giản như cái gật đầu - bày tỏ sử
hiểu hay đồng suy nghĩ.
Duy trì cuộc giao tiếp bằng ánh mắt vì ”ánh mắt là cửa sổ
tâm hồn“ khí nghe người khác nói hãy tập trung vào cuộc trò chuyện đừng ngó
nghiêng, nghịch điện thoại, nói chuyện riêng.
Khi nghe chúng ta nên có những phản hồi lại - tương tác 2 chiều đúng lúc đúng chỗ, không nên ngắt lời họ khi họ đang nói hăng say sẽ làm cho họ cắt dòng suy nghĩ, cảm xúc nói. Như những câu mang tính chất xây dựng vào chủ đề một cách tích cực, cũng có thể đưa ra những câu vô thưởng vô phạt - chỉ mang tính chất để người nói biết chúng ta đang theo sát họ, chăm chú nghe họ nói như: uhm, vậy ak, đúng rồi… cũng như đưa ra những câu hỏi (có thể mặc dù bạn đã biết câu trả lời hoặc chưa) người nói sẽ nhiệt tình giải thích, tăng cảm hứng cho họ
Nhưng cũng có lúc bạn nên im lặng đột ngột để người nói phải lấp đi khoảng im lặng đó bằng những thông tin giải thích rõ hơn vì sợ mình hiểu sai. Lượng thông tin bạn nhận được sẽ tăng lên đột biến^^ và cũng kích thích người nói làm họ đưa ra nhiều thông tin hơn, khơi dòng cảm xúc cho họ.
Khí nghe xong thường thường mọi người sẽ phản hồi trực tiếp
lại luôn, nhưng chúng ta hãy nên tóm tắt lại những j chúng ta nghe được - nội
dung chính mà người nói đã nói thì người nói sẽ cảm thấy rất thích vì bạn đã
nghe từ đầu đến cuối và nắm được nội dung chính. Khi đó người nói sẽ xác nhận
thông tin mình tóm tắt đã đúng chưa và sau đó mình mới đi vào phản hồi lại.
Kĩ năng nghe không phải tự nhiên mà có để lắng nghe thật sự và một cách tự nhiên nhất chúng ta phải tập luyện liên tục, trau dồi và nâng cao kĩ năng cho mình.
Cảm ơn mọi người đã đọc, chúc mọi người thành công trong LẮNG NGHE !!!
hay quá
Trả lờiXóa