Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Bài học rót nước - Nghệ thuật giao tiếp


   Đã bao nhiêu lần, bạn bỏ lỡ cơ hội tốt đẹp lẽ ra bạn xứng đáng có được chỉ vì bạn không thuyết phục được những người rất sẵn sàng trao cho bạn các cơ hội ấy?

   Đã bao nhiêu lần, bạn gây ra nhiều điều không hay chỉ vì không biết cách ăn nói cho lọt tai người đối diện, đồng nghiệp, thầy cô, bạn bè, cha mẹ bạn?

   Đã bao nhiêu lần, những điều tốt đẹp bạn làm lại không được ghi nhận, không được ai biết đến, không được ai lưu tâm, không được ai đón nhận?

   Bạn đã đánh mất, đã để trôi tuột quá nhiều cơ hội cùng biết bao điều tốt đẹp khác trong cuộc sống và trong công việc, mà lẽ ra nếu nhờ chúng, có thể bạn đang ngồi trên đỉnh thành công từ bao giờ rồi. Đơn giản là vì Kỹ năng giao tiếp của bạn đang gặp vấn đề.


    Kỹ năng giao tiếp tốt chính là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công việc, trong cuộc sống. Giao tiếp là phương tiện cho phép xây dựng cầu nối với người khác, thuyết phục họ chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ được nhu cầu của mình.
   Vậy làm thế nào để có thể giao tiếp thành công nhất với mọi người xung quanh ta? Chúng ta sẽ bắt đầu từ việc học cách rót nước!


   Nghe thì có vẻ hơi kì quặc nhưng bạn hãy xem này. Chỉ với ba chiếc cốc có kích thước khác nhau, chúng ta sẽ có nhiều cách để bạn rót nước từ chiếc cốc này sang chiếc cốc kia.





 ...

   Nhưng điều mà tôi muốn bạn biết ở đây không phải là dạy bạn cách rót nước, điều mà tôi muốn bạn nhận ra ở đây là cách bạn rót nước phần nào cũng giúp bạn hiểu được cách mà chúng ta bắt đầu giao tiếp với người khác.

Và đây là cách mà tôi rót nước:







   Bạn thấy không, ban đầu tôi nâng chiếc cốc muốn rót nước vào lên, sau đó tôi cũng nâng chiếc cốc của tôi sát lại chiếc cốc kia, rồi từ từ nghiêng chiếc cốc và rót nước vào. Việc rót nước  này cần nhẹ nhàng và từ tốn, tránh để lượng nước trong cốc được rót quá ít hoặc quá tràn.


   Vâng, việc giao tiếp cũng như việc ta rót nước gồm có 3 giai đoạn sau:


Giai đoạn 1: Nâng chiếc cốc của đối phương lên. Hành động này để chỉ quá trình tìm hiểu đối tượng trước khi giao tiếp. Ta ko thể nào rót nước vào 1 cái chai trong khi nó đang đóng nắp, do đó ta phải tìm hiểu xem chai đó là chai gì, nắp ở đâu và mở bằng cách nào.Và khi đã xác định được đối tượng giao tiếp ta phải nâng họ lên, phải thể hiện sự tôn trọng và thiện chí của mình với người đối diện.


Giai đoạn 2: Nâng chiếc cốc của mình đặt sát hai chiếc cốc cạnh nhau. Thiết lập mối quan hệ, tạo sự thiện cảm giữa họ với mình. Ấn tượng đầu tiên của 1 cuộc gặp sẽ theo đuổi tâm trí đối phương trong cả cuộc gặp đó. Mở đầu bằng 1 nụ cười, ánh nhìn đúng cách đúng chỗ, bắt tay đúng tư thế và sử dụng sự nhiệt tình, khoảng cách của chỗ ngồi là những điều mà ta phải biết.


Giai đoạn 3: Nghiêng chiếc cốc và từ từ rót nước sang chiếc cốc còn lại. Đó là hành động chia sẻ thông tin và nuôi dưỡng mối quan hệ. Thông tin không quá nhiều, không quá ít, vừa đủ để họ cảm thấy cuộc nói chuyện với bạn thật thú vị và khó quên. 

   Trong danh bạ của bạn có bao nhiêu người, bạn "chăm sóc" bao nhiêu trong số đó, 1 mối quan hệ như 1 cái cây phải tưới nước, bón phân, bắt sâu,... thì nó mới có thể khoẻ mạnh và phát triển. VD Sự quan tâm là 1 liều vitamin mạnh mẽ để nuôi dưỡng mối quan hệ của mình, chẳng hạn: 1 câu hỏi thăm đúng thời điểm, 1 món quà chúc mừng đúng lúc, 1 sự giúp đỡ đúng hoàn cảnh,... sẽ làm người ta ấn tượng và nhớ về bạn nhiều hơn. Giao tiếp cũng cần những điều đó.

   Tuy nhiên vốn không có kỹ thuật giao tiếp nào có sức mạnh hơn sự chân thành, cái gì đến từ trái tim mới được đáp lại bằng trái tim. Đôi khi kỹ thuật quá sẽ làm người ta đề phòng. Trong võ công đôi khi vô chiêu lại là chiêu thức tối thượng nhất.

P/s:   Hi vọng với bài học về cách rót nước này sẽ giúp bạn nhiều hơn trong việc cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân trong cuộc sống !!!

Tác giả: Bạc Hà

2 nhận xét:

  1. Hay lắm ! So sánh rất hợp !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cũng không dễ để ngày nào rót nước cũng phải vất vả như vầy

      Xóa